Cách bảo quản hạt điều đúng cách để tránh bị mốc và sâu mọt

Hạt điều khô có thể dễ dàng bảo quan trong thời gian dài. Nhưng với hạt điều tươi nếu không bảo quản đúng cách thì sẽ bị mốc, sâu mọt, nảy mầm và thậm chí bị thối rữa. Lúc này không thể sử dụng hạt điều được nữa. Bảo quản hạt điều sống phức tạp hơn hạt điều khô. Do đó cần lưu ý từng loại hạt, cũng như thời gian bảo quản để chọn cách phù hợp nhất.
Cách bảo quản hạt điều đúng cách để tránh bị mốc và sâu mọt
Cách bảo quản hạt điều tươi:
Hạt điều tươi (hạt điều thô) là hạt điều mới thu hoạch. Muốn bảo quản được lâu thì cách duy nhất là phơi khô hoặc sấy khô. Tránh gặp không khí ẩm ướt hay mưa dầm vì lúc này hạt sẽ bị ẩm mốc và nhanh chóng bị nảy mầm.
Sau khi phơi khô có thể cho vào túi nilon và để nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để túi trực tiếp xuống nền đất hay gạch, xi măng, vì hơi ẩm trong lòng đất bốc lên sẽ làm ảnh hưởng tới hạt điều.
Còn nếu muốn bảo quản trong thời thời ngắn để chế biến món ăn thì có thể để hạt điều vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Cách bảo quản hạt điều khô:
Hạt điều khô có thể cất giữ trong thời gian dài. Muốn bảo quản trong vòng một năm thì cần phơi hoặc sấy hạt thật khô, đảm bảo độ ẩm dưới 11%. Sau đó đóng gói kín và cất giữ nơi thoáng khí, sạch sẽ.
Cách bảo quản hạt điều sống sau khi đã tách nhân:
Hạt điều nhân sống sau khi đã tách nhân ra khỏi vỏ thì cách tốt nhất là sấy hoặc rang khô với muối. Nếu muốn dùng trong thời gian ngắn thì có thể rửa sạch, để ráo nước và cất vào ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu để lâu thì hạt sẽ dễ bị đắng do nhựa ngấm vào nhân. Hạt điều sống có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như làm sữa hạt điều, làm gỏi.