Mài trên thanh kim loại
Thanh kim loại là dụng cụ chuyên dùng của những tiểu thương bán thịt heo ngoài chợ và các đầu bếp.
Nên dùng tấm khăn lót để tránh trợt khi mài. Cắm phần đầu nhọn của thanh kim loại xuống tấm khăn.
Đặt dao ở vị trí 22 độ và thực hiện động tác “chém” vào thanh như game chém trái cây, chém từ phần lưỡi dao ở cán lên phần mũi.
Đây là góc đặt dao ở vị trí 90, 45, 22 độ:
Để đo được góc này thì bạn bắt đầu đặt dao ở vị trí 90 độ so với thanh kim loại, rồi nghiêng một nửa là 45 độ, rồi nghiêng một nửa là gần 22 độ.
Ưu điểm: Nếu ai thuộc lòng cách này thì việc mài dao không hề khó.
Khuyết điểm: Thanh kim loại nhọn và dài nên cẩn thận kẻo khi mài sẽ dễ gây đứt tay. Nếu không biết kỹ thuật thì dao mài sẽ không bén được tẹo nào đâu bạn nhé!
Mài dao trên đá mài
Ngâm đá mài trong nước chừng 10 – 15 phút để cho đá “mềm”.
Xếp một tờ giấy với góc nghiêng là 22.5 độ. Đặt tờ giấy lên đá mài và đặt lưỡi dao theo trên góc nghiêng của tờ giấy và thực hiện việc mài.
Mài từ cán dao đến mũi dao dọc theo chiều dài của đá mài và ngược lại. Mài cả 2 mặt dao.
Bột đá sẽ dính trên dao sau khi mài. Bạn nhớ rửa lại bằng nước rửa chén và nước sạch cẩn thận.
Ưu điểm: Cách mài dao này tương đối dễ thực hiện và dao cũng bén hơn so với cách đầu tiên. Không lo bị thương vì trượt tay.
Khuyết điểm: Sau một thời gian sử dụng đá mài sẽ hao mòn tạo thành lõm ở nơi mài nhiều, mà khi đã mòn thì không còn hiệu quả nữa. Theo đó, các đầu bếp chia sẻ kinh nghiệm trước khi mài dao thì nên chà phẳng đá.
Mài bằng dụng cụ mài dao 2 lưỡi kép
Để dao vào giữa phần lưỡi kép và trượt từ cán lên mũi dao. Động tác dứt khoát và mạnh mẽ.
Ưu điểm: Cách này đơn giản, dễ thao tác và thích hợp cho những ai không biết các kỹ thuật mài dao phía trên.
Khuyết điểm: Nếu nước ngấm vào phần lưỡi mài kép và không được phơi nắng thì sẽ bị rỉ sét, không mài được nữa.
Mài bằng đế chén sứ/ chén sành
Đây là cách mà ông bà ta đã sử dụng từ thời xa xưa, thời chưa có nhiều dụng cụ mài dao.
Đặt lưỡi dao theo góc 22 độ so với đế chén sứ và xẹt dao, trượt từ cán đến mũi dao.
Ưu điểm: Chỉ mất từ 2 – 3 phút mài là dao sẽ bén hơn trước.
Nhược điểm: Không giữ dao sắc bén được lâu.
Mách bạn:
Khi mài dao, người ta thường thấm nước lên dao. Điều này không phải để dao sau khi mài bén hơn, mà là giảm nhiệt độ của dao khi cọ xát với dụng cụ mài. Điều này giúp tránh làm cong, vênh hoặc sứt mẻ lưỡi dao.
Để biết dao đã đủ bén chưa thì bạn thử cắt trên quả cà chua. Nhát cắt nhẹ và trơn mượt là được rồi đấy. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://afamily.vn/mai-dao-de-nhu-bon-voi-tron-bo-bi-kip-tu-thoi-ong-ba-ta-den-thoi-hien-dai-ngay-nay-20200729214603728.chn